Tuyển dụng điều dưỡng, hộ lý đi Nhật Bản: Cẩn thận “sập bẫy”

Bằng các thủ đoạn tinh vi, nhiều công ty môi giới quảng cáo, thông báo tuyển dụng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản làm điều dưỡng, hộ lí. Dưới đây là những thông tin cảnh báo giúp các bạn tránh rơi vào bẫy lừa này.

Cảnh giác lừa đảo tuyển điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản

Điều kiện để ứng tuyển ngành Nghề điều dưỡng, hộ lý đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Nhật Bản khá khắt khe, ứng viên phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành điều dưỡng, hộ lý, Trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên đồng thời đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng chiêu trò đến địa điểm các trường đại  học, cao đẳng y đề xuất đưa các sinh viên của trường sang Nhật Bản làm điều dưỡng. Một số khác lại quảng cáo bằng hình thức tuyển sinh viên ngành điều dưỡng, hộ lí theo hình thức du học. Chi phí thấp, dễ đi, lương cao…là một trong số những phương châm quảng cáo thu hút người lao động mà nhiều cá nhân, tổ chức đang sử dụng hiện nay.

Không khó để tìm kiếm thông tin đăng tải về chương trình điều dưỡng Nhật Bản trên internet

Lưu ý:

Đến nay chương trình điều dưỡng Nhật Bản vẫn chưa có bất kỳ đơn vị nào được cấp phép triển khai, các bạn quan tâm hãy liên hệ trực tiếp với cục quản lý lao động ngoài nước để được hỗ trợ.

Ngành điều dưỡng, hộ lí tại Nhật Bản mới cấp phép cho 3 nước là: Indonesia, Philippines, Việt Nam. Tính đến đầu năm 2015 số lao động Việt Nam thuộc lĩnh vực này khoảng 510 người và đang đào tạo khóa tiếp theo là 210 người. Theo khao sát của Cục Quản lý lao động ngoài nước, thì hiện nay toàn bộ các ứng viên điều dưỡng, hộ lí Việt Nam tại Nhật Bản đã hòa nhập nhanh chóng với cuộc sống và môi trường làm việc nước bạn. Đây cũng là cơ hội tốt cho các sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học y khoa điều dưỡng.

Các ứng viên tham gia ứng tuyển không phải mất bất kì một loại chi phí nào mà còn được hỗ trợ sinh hoạt, tiền ăn với mức phí  5 triệu đồng/tháng.

Hiện nay ngành điều dưỡng, hộ lí không nằm trong danh sách 66  ngành nghề và 130 loại hình công việc được Nhật Bản cho phép tiếp nhận dưới hình thức thực tập sinh kỹ năng thời gian 3 đến 5 năm. Vì vậy, nhiều công ty tư vấn đưa sinh viên sang Nhật vừa học vừa làm trong lĩnh vực này, với mức lương cao là không đúng sự thật.

Cục quản lý lao động ngoài nước cần đề xuất lên các cơ quan liên ngành: phối hợp xác minh các doanh nghiệp đăng các thông tin sai lệch. Và xử phạt nghiêm trọng đối với các công ty môi giới lừa đảo theo quy định của pháp luật.

Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *